Nhà Nguyễn
Việt Nam (1804 - 1839) Đại Nam (1839 - 1883) | |||||
Đế quốc | |||||
| |||||
Quốc ca Đăng đàn cung |
Bản đồ cương vực Việt Nam dưới thời Minh Mạng | ||
Thủ đô | Huế 16°28′B 107°36′Đ / 16,467°B 107,6°Đ | |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt | |
Tôn giáo | Nho giáo, Phật giáo, Công giáo, các tôn giáo dân gian khác | |
Chính quyền | Quân chủ chuyên chế | |
Hoàng đế | ||
• | 1802-1820 | Gia Long (đầu) |
• | 1925-1945 | Bảo Đại (cuối) |
Lịch sử | ||
• | Gia Long lên ngôi hoàng đế | 1802 |
• | Quân Pháp xâm lược | 1 tháng 9, 1858 |
• | Hòa ước Nhâm Tuất (1862), Đại Nam mất Nam Kỳ và một phần lãnh thổ tại Campuchia ngày nay vào tay Pháp | 5 tháng 6, 1862 |
• | Hòa ước Quý Mùi, 1883, Đại Nam mất một phần Trung Kỳ và toàn bộ Bắc Kỳ vào tay Pháp | 28 tháng 8, 1883 |
• | Hòa ước Giáp Thân (1884), Đại Nam trở thành thuộc địa của Pháp | 6 tháng 6, 1884 |
• | Nhật đảo chính Pháp, Việt Nam trở thành thuộc địa của Nhật | 9 tháng 3, 1945 |
• | Bảo Đại thoái vị, trao chính quyền cho Việt Minh | 1945 |
Diện tích | ||
• | 1840 | 575.000 km² (222.009 sq mi) |
• | 1860 | 380.000 km² (146.719 sq mi) |
Tiền tệ | Quan | |
Hiện nay là một phần của | List
|
Nhà Nguyễn (Chữ Nôm: 家阮, Chữ Hán: 阮朝; Hán Việt: Nguyễn triều) là triều đại cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, năm 1802 đến năm 1804 sử dụng quốc hiệu Nam Việt (Gia Long khi triều cống nhà Thanh tự xưng "Nam Việt Quốc trưởng"), năm 1804 đến năm 1839 sử dụng quốc hiệu Việt Nam, Đại Việt Nam, năm 1839, vua Minh Mạng Nguyễn Phúc Kiểu đổi quốc hiệu là Đại Nam. Nhà Nguyễn được thành lập sau khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và chấm dứt hoàn toàn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, tổng cộng là 143 năm. Triều Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19.
Triều Nguyễn trải qua hai giai đoạn chính:
- Giai đoạn thứ nhất (1802-1858) được coi là giai đoạn độc lập, các vua nhà Nguyễn nắm toàn quyền quản lý đất nước, trải qua 4 đời vua, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Gia Long và sau đó là Minh Mạng đã cố gắng xây dựng Việt Nam trên nền tảng Nho giáo và xóa bỏ các cải cách theo hướng tiến bộ của nhà Tây Sơn. Từ thập niên 1850, một nhóm trí thức Việt Nam, tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ, đã nhận ra sự trì trệ của đất nước yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp - thương mại, cải cách quân sự - ngoại giao, nhưng họ chỉ là thiểu số. Do đa số quan chức triều Nguyễn và giới sĩ phu không ý thức được sự cần thiết của việc cải cách kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao... và mở cửa đất nước nên Tự Đức không quyết tâm thực hiện những đề xuất này. Nước Việt Nam dần trở nên trì trệ, lạc hậu và đứng trước nguy cơ bị thực dân châu Âu xâm chiếm.
- Giai đoạn thứ hai, (1858-1945) được coi là giai đoạn bị Pháp xâm lăng và đô hộ, kể từ khi quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Tháng 8 năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Gia Định. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước cắt nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam Kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ. Đến năm 1884 thì nhà Nguyễn chính thức công nhận quyền cai trị của Pháp trên toàn Việt Nam. Pháp có quyền cai trị, còn các vua nhà Nguyễn chỉ còn là tượng trưng, quân Pháp có thể tùy ý phế lập vua Nguyễn. Giai đoạn này kết thúc khi Bảo Đại tuyên bố thoái vị năm 1945.